Về cơ bản thiết bị âm thanh trong đó 1 Amply bao gồm: Âm thanh thông báoToa, âm thanh công cộng Toa, Toa Public address system, âm thanh Bosch, Loa Bosch, Loa cột, loa âm trần, Loa kèn
Hệ thống âm thanh thông báo hay còn gọi là âm thanh công cộng Public address, thường được thiết kế lắp đặt hệ thống âm thanh thông báo nhà ga, âm thanh thông báo sân bay, nhà xưởng, xí nghiệp,... Đối với hệ thống âm thanh công cộng được lắp đặt tại các cao ốc, âm thanh công cộng lắp đặt tại các Tower, building, văn phòng,... hệ thống âm thanh được dùng để thông báo các thông tin, thông báo di tản khẩn cấp, hoặc đơn giản là để phát âm thanh nhạc nền như âm thanh Toa, âm thanh Bosch,...Trong các tòa nhà lớn, siêu thị, trường học, khu công nghiệp, nhà hàng, khách sạn...thì hệ thống âm thanh công cộng là không thể thiếu dành cho việc thông báo công cộng, chơi nhạc nền phục vụ khách hàng, kết hợp làm hệ thống cảnh báo trong trường hợp khẩn cấp. Âm thanh hội nghị hội thảo, âm thanh hội nghị từ xa có hình, âm thanh hội thảo không dây ( thu phát hồng ngoại), âm thanh thông báo cho nhiều nhà xưởng ở xa nhau, âm thanh thông báo công cộng cho nhiều khu vực khác nhau.
Về cơ bản 1 Amply bao gồm:1: Khối nguồn:
2:Khổi hiển thị và giao tiếp:
3: Khối công suất và bảo vệ:
4:Mạch vào:
5:Mạch xử lý âm sắc và tạo các hiệu ứng:
Âm thanh thông báoToa, âm thanh công cộng Toa, Toa Public address system, âm thanh Bosch, Loa Bosch, Loa cột, loa âm trần, Loa kèn. Âm pli Toa, ampli Toa, Loa Toa, nhập khẩu bởi sumitumo 
1: Khối nguồn:
Như tất cả các thiết bị điện tử khác khâu đầu tiên là phải có một nguồn cung cấp nuôi các linh kiện điện tử trong mạch. Khối nguồn trong ampli đảm nhận nhiệm vụ chuyển đổi một nguồn điện cho trước VD 110/220VAC, 12/24VDC hoặc 5VDC vv đến các giá trị cần thiết cụ thể là dòng và áp định mức, cung cấp cho các khối khác nhau của ampli. VD: +-12 -> +-100VDC cho tầng công suất, 5VDC cho mạch hiển thị, giao tiếp. 5V/+-12VDC cho mạch xử lý... vv
2:Khổi hiển thị và giao tiếp:
Đây là phần được bố trí phía trước của ampli, gồm các đèn báo trạng thái, led chỉ thị âm lượng, cũng có thể là màn hiện số, LED 7 thanh... để thông báo các trạng thái làm việc của ampli như trạng thái nguồn nuôi. mức âm lượng, quá tải, xén biên...vv. Và phần giao tiếp với người sử dụng bao gồm các công tắc tắt mở, chọn nguồn tín hiệu ngõ vào, điều chỉnh độ lợi các dải tần, điều chỉnh âm lượng ...vv . Bao gồm các chuyển mạch, biến trở. phím bấm và có thể gồm cả bộ điều khiển từ xa!
3: Khối công suất và bảo vệ:
Đây là khối quan trọng nhất trong một cái ampli. Thực sự thì là hai khối tách biệt, nhưng thường thì người ta tích hợp hai khối này làm một, vì khối bảo vệ thường không lớn lắm. và với các loại ampli có công suất nhỏ hay rẻ tiền thì có thể không có khối bảo vệ.
-Khối công suất:
Một ampli có công suất bao nhiêu và chỉ tiêu chất lượng cao hay thấp được quyết định nhiều bởi mạch công suất, người ta cũng sẽ có nhiều cách lựa chọn để chế tạo phần công suất: Có thể dùng mạch tích hợp với phương châm gọn nhẹ, dễ ráp và phù hợp với tầm công suất vừa, từ vài trăm mW đến khoảng 100W. Phương án thứ hai là dùng linh kiện khuyếch đại rời có thể là BJT, FET hoặc tube (có thể kết hợp với đầu vào dùng mạch tích hợp)
Phương án này cho khả năng tùy biến rộng rãi hơn, khi lựa chọn tham số linh kiện và nguồn cung cấp phù hợp có thể cho ra đến cả nghìn W PMPO.Cũng có thể ráp mạch từ vài W đến 200W thông dụng. Đa số các loại ampli trên thị trường dùng phương án này
4:Mạch vào:
Có nhiệm vụ chọn đường tín hiệu vào từ các nguồn khác nhau VD: VCD, PC, phono...vv. xử lý việc phối hợp trở kháng, và khuếch đại trước đến mức tín hiệu cần thiết (khoảng 0.7V RMS).sao cho khi đưa tới mạch xử lý âm sắc mức tín hiệu vào của các nguồn không quá khác nhau về biên độ,( tránh tình trạng khi đổi sang nghe từ thiết bị khác phải giật mình giảm vội volume)
5:Mạch xử lý âm sắc và tạo các hiệu ứng:
Mạch này gồm hai phần: Phần xử lý âm sắc được tạo bởi cách mạch lọc dải với độ lợi có thể điều chỉnh được riêng biệt, để cho người sử dụng có thể tăng giảm tùy ý trong một phạm vi nào đó các biên độ của từng khu vực tần số trong tín hiệu vào, để bù cho thiếu sót của nguồn tín hiệu, hoặc cũng co thể tùy theo phong cách từng loại nhạc hay phong cách thưởng thức âm nhạc của từng người.
Mạch điều chỉnh âm sắc hay còn gọi là Graphic Equalize thường gồm có ít nhất hai dải tần số cho đến 32 dải tần( loại bàn trộn chuyên nghiệp có thể đến 64 dải, nhưng theo cá nhân tôi nghĩ chỉ cần đến 10 ->16 dải điều chỉnh là OK)
-Phần tạo các hiệu ứng: Đây là phần thêm vào để chải chuốt thêm cho thị hiếu nghe, nó tạo thêm các hiệu ứng phụ cho nguồn âm nhằm tạo các cảm giác tăng cường sự cảm thụ.
VD : xử lý tạo trễ, lặp lại với biên độ tắt dần tạo tiếng vang (delay , echo), Mạch tăng cường âm trầm (BBE), Mạch giả lập 5.1 Mô phỏng tín hiệu 5.1 bằng cách phân ly từ 2 đường âm thanh stereo đầu vào.Mạch "lọc xì" :Tự động nhận biết tạp âm trong tín hiệu vào và triệt bỏ khi mức nhiễu lớn hơn tín hiệu âm thanh.