Đang truy cập : 7
Hôm nay : 721
Tháng hiện tại : 21352
Tổng lượt truy cập : 9039118
Thiết bị hệ thống loa phát thanh truyền thanh không dây hệ thống loa không dây, cụm truyền thanh không dây dùng cho phát thanh thông báo thông tin công cộng.
Danh mục thiết bị | |
1 | Máy phát FM công suất 50W - Phạm vi phủ sóng 7 - 15Km - Dải tần hoạt động: 88 - 108MHz |
2 | Cột Anten phát sóng - Loại cột tam giác( 25 x 25 x 25 cm) dây co, chiều cao 18m ( hoặc cao hơn tùy theo địa hình cụ thể) |
3 | Hệ thống Anten phát FM và dây dẫn sóng từ máy phát tới dàn Anten trên cột |
4 | Cụm thu truyền thanh không dây gồm: - 01 Cụm thu tín hiệu FM, tần số thu 88 - 108MHz - 01 Loa nén công suất 85W ( Số lượng Loa nén có thể tang thêm tùy theo nhu cầu sử dụng của khách hàng) |
5 | Hệ thống thu vệ tinh chương trình Đài tiếng nói Việt Nam bao gồm: - Đầu thu vệ tinh dân dụng - Anten chảo 0.8m thu tín hiệu vệ tinh |
6 | Hệ thống các thiết bị khác bao gồm: - 02 Micro phục vụ cho đọc tin tức - 01 Radio Casste phát đĩa CD - Dây tín hiệu, jack nối và phụ trợ đi kèm |
Có hai đoạn băng tần số hiện các đơn vị sử dụng cho hệ thống truyền thanh không dây cấp xã phường, cụ thể như sau:
1. Băng tần (54 – 68)MHz, được quy hoạch dành để triển khai hệ thống đài TTKD cấp xã phường.
Ủy ban nhân dân các xã phường khi trang bị, sử dụng cần lưu ý: thiết bị có tần số hoạt động ở băng tần (54-68)MHz, công suất tối đa 30W. Ưu tiên thiết bị hoạt động dải tần (60-68)MHz,
2. Băng tần (87 – 108)MHz, được quy hoạch dành cho các đài phát thanh FM (Đài trung ương/tỉnh/ huyện), không dành cho các Đài truyền thanh không dây cấp xã phường.
Một số Ủy ban nhân dân xã phường trước đây đã trang bị thiết bị hoạt động ở băng tần này được Cục Tần số vô tuyến điện cấp giấy phép sử dụng tạm thời, với điều kiện không được gây can nhiễu cho các đài khác và cũng không được kháng nghị nhiễu do các đài khác gây ra.
Khi sử dụng tạm thời thiết bị truyền thanh không dây hoạt động ở băng tần (87 – 108)MHz, cần lưu ý:
+ Có kế hoạch chuyển đổi tần số hoạt động của thiết bị về băng tần (54-68)MHz.
+ Hoặc khi thay đổi, nâng cấp thiết bị truyền thanh không dây thì đề nghị chuyển đổi thiết bị về hoạt động băng tần (54-68)MHz.
II. Một số quy định đối với đài TTKD
1. Luật Tần Số Vô tuyến điện quy định
Tổ chức, cá nhân sử dụng tần số vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến điện:
- Phải có giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện (giấy phép), trừ trường hợp đối với thiết bị được sử dụng có điều kiện (Khoản 1 Điều 16).
- Phải nộp phí sử dụng tần số vô tuyến điện, lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện (Khoản 1, Điều 31).
2. Thông tư số 24/2010/TT-BTTTT ngày 28/10/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông đã quy định
- Tổ chức, cá nhân chỉ được nhận giấy phép khi đã nộp đủ lệ phí cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép tương ứng và nộp đủ phí sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định (Điều 10).
- Trước khi giấy phép hết hạn ít nhất 30 ngày, tổ chức, cá nhân phải gửi hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép để được gia hạn đúng quy định. Sau thời hạn trên, để được giải quyết cấp phép thì phải làm thủ tục như thủ tục cấp mới (Điều 5).
a. Hồ sơ đề nghị cấp phép:
+ Đối với cấp mới:
- Bản khai đề nghị cấp Giấy phép và Phụ lục thông số kỹ thuật, khai thác theo mẫu 1đ
- Văn bản đồng ý của Sở Thông tin và Truyền thông sở tại đối với việc truyền tải thông tin bằng đài truyền thanh không dây.
+ Đối với gia hạn hoặc bổ sung, thay đổi khác so giấy phép:
Bản khai đề nghị cấp Giấy phép và Phụ lục thông số kỹ thuật, khai thác theo mẫu 1đ
Lưu ý: hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép phải gửi trước khi giấy phép hết hạn 30 ngày để được giải quyết gia hạn theo quy định. Sau thời hạn trên, để được giải quyết cấp phép thì phải làm hồ sơ như cấp mới giấy phép.